10 cấp độ thoái hóa đốt sống cổ: Hãy xem bạn bị mức mấy để xử lý trước khi bệnh nặng lên
Đây là bản miêu tả 10 cấp độ của bệnh thoái hoá đốt sống cổ, bạn hãy tự xem mình đang ở giai đoạn mấy để xử lý kịp thời, không để dẫn tới tàn tật nếu bệnh tiến triển nặng.
Theo các chuyên gia xương khớp, sau đây là 10 cấp độ/mức độ của bệnh thoái hóa đốt sống cổ , hãy đọc và xác định xem bạn có bị thoái hóa không và mức độ thoái hóa đang ở giai đoạn nào để khẩn trương xử lý.
10 cấp độ tăng dần của bệnh đau vai gáy, thoái hoá đốt sống cổ
Cấp độ 1: Ngửa đầu nhìn lên trần nhà, có cảm giác bị cứng và đau ở cổ.
Cấp độ 2: Đau mỏi cổ thường xuyên, thậm chí là cảm giác đau và cứng lan sang cả vai và lưng.
Cấp độ 3: Khi ngủ dễ dàng bị tụt khỏi gối, sau khi tỉnh dậy có cảm giác vận động cổ khó, đau, khó chịu ở cổ.
Cấp độ 4: Cánh tay có cảm giác bị tê và thậm chí đôi khi có cảm giác mờ mắt.
Cấp độ 5: Dáng đi xiêu vẹo, thậm chí thị lực giảm dẫn đến không thể đi lại trên một đường thẳng.
Cấp độ 6: Cổ, vai, cánh tay hoạt động bị hạn chế và thậm chí không thể cầm bút viết được bình thường.
Cấp độ 7: Chỉ có thể dùng thìa để ăn, không thể dùng đũa để gắp thức ăn bình thường được.
Cấp độ 8: Cảm thấy yếu đến mức đi lại không có sức lực, cảm giác không trọng lượng như bước đi trên bông.
Cấp độ 9: Các chức năng đi tiểu đại tiện và khả năng sinh dục có vẻ khó khăn hơn.
Cấp độ 10: Tình hình trở nên rất nghiêm trọng, không thể rời khỏi giường (ngồi nằm một chỗ).
Hãy đọc kỹ miêu tả các cấp độ ở trên, bạn đang ở mức mấy?
Hầu hết mọi người đều có cảm giác đau mỏi vai gáy ở cấp độ 1 và 2. Nếu bạn đã ở mức cao hơn, tức là đã đến lúc không được chủ quan, bạn phải chú ý đến vấn đề này!
Đốt sống cổ có thể được gọi là "bộ não thứ hai" của cơ thể con người. Tất cả các cơ quan cơ thể bao gồm động mạch, tĩnh mạch, kinh dạ dày, ruột già, ruột non, kinh tam tiêu, túi mật, kinh tuyến bàng quang đều đi qua vùng cổ!
Nghiên cứu cho thấy rằng, chỉ cần bị đau cổ vai gáy kéo dài vượt quá 1 năm, não sẽ giảm nhỏ 5% đến 11%. Khi đốt sống cổ bị chặn do thoái hóa, sẽ có nhiều bệnh tật xuất hiện. Cụ thể về các rủi ro bạn cần biết như sau:
1, Không cung cấp đủ máu cho vùng đầu
Gây ra nhức đầu, chóng mặt, đau nửa đầu;
Trí nhớ suy giảm nhanh chóng, hay quên;
Chất lượng giấc ngủ trở nên kém (nhiều mộng mị, dễ thức giấc hơn, khó ngủ hơn).
2, Ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trên khuôn mặt, khó thở và khó hấp thụ
Đã sử dụng giải pháp trị liệu chăm sóc chuyên nghiệp trong một thời gian dài nhưng không có hiệu quả rõ rệt.
Làn da trở nên đen sạm, không có độ bóng, tông màu da không đồng đều, da lỏng lẻo không săn chắc và tuổi tác quá chênh lệch với độ tuổi thực tế (già trước tuổi).
Mệt mỏi, sức đề kháng kém, dễ dị ứng, dễ xuất hiện các sắc tố đen trên da, mặt có nhiều tàn nhang dần lên.
3, Vai và cổ có thể bị chặn, gây tắc nghẽn
Dùng tay ấn lên vùng cổ có cảm giác bị đau, nhức mỏi và sưng (các cơ có cảm giác bị cứng và đau, vùng xương cũng đau tăng dần lên).
Khi vươn vai có cảm giác đau rút xương, thường xuyên có cảm giác tê tứ chi, chân tay lạnh.
Độ dẻo dai khi làm việc kém, dễ mệt mỏi xuất hiện chỉ trong một thời gian làm việc ngắn.
4, Rối loạn hormone nội tiết
Tăng trưởng tuyến yên của estrogen, rối loạn nội tiết, thần kinh tâm thần nhạy cảm, khó chịu, hoang tưởng, thiếu sự tự tin và đa nghi. Đốt sống cổ biến dạng, tạo thành cong vẹo, đè nén dây thần kinh hông, từ đó nén xuống dây thần kinh vùng xương chậu.
Đồng thời dẫn đến rối loại nội tiết tố gây ra bệnh đau lưng, chân và bàn chân không có sức lực, suy nhược, mệt mỏi, rối loạn nội tiết, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, dễ béo phì, nhiễm trùng phần phụ, rối loạn chức năng tình dục, xói mòn cổ tử cung, u xơ tử cung và các triệu chứng liên quan khác.
Làm thế nào để giảm đau cổ vai gáy?
Theo quan niệm của Đông y, cơ thể được phân thành 3 nhóm chính gồm tuần hoàn khí, tuần hoàn máu và tuần hoàn nước. Trong đó đầu tiên phải kể đến tuần hoàn khí, bởi vì khí không vận động thì máu không thông suốt, máu không thông thì nước không chảy, nước không chảy thì chất độc không được bài trừ, thải loại.
Một trong những giải pháp quan trọng của việc làm cho khí huyết lưu thông chính là muối nóng trị liệu pháp.
Khí huyết thích nóng không thích lạnh, khi gặp nóng sẽ thông, khi thông thì sẽ không đau.
Y học hiện đại cho rằng, khi chườm với túi muối nóng có thể giúp cho mạch máu giãn nở, tăng nhanh tốc độ tuần hoàn máu, giúp làm thông kinh lạc.