3 cách ngăn chặn và điều trị bệnh tiểu đường: Liệu pháp căn bản ai cũng nên áp dụng trước
Bệnh tiểu đường đang gây ra những hệ lụy lớn, nhưng chúng ta lại đang rất thờ ơ trong phòng và chữa bệnh. Sau đây là lời khuyên về 3 cách phòng ngừa điều trị bạn nên tham khảo.
Càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường và tỉ lệ bệnh nhân càng ngày càng gia tăng. Điều này dẫn đến những hệ quả vô cùng lớn đối với sức khỏe cá nhân và áp lực xã hội.
Vì thế, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến cách phòng ngừa và điều trị bệnh một cách thận trọng, sau khi phát hiện có bệnh tiểu đường thì càng cần phải nhanh chóng điều trị kịp thời, như vậy mới đảm bảo được việc ngăn chặn bệnh tiến triển nặng.
Sau đây là những giải pháp của các bác sĩ chuyên mục Bệnh Tiểu đường, kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) để chúng ta có thể tham khảo và áp dụng khi cần.
Nên điều trị bệnh tiểu đường thế nào?
1. Điều trị bằng tâm lý
Trị liệu tâm lý cho người bệnh tiểu đường hoặc kể cả khi chưa có bệnh đòi hỏi người bệnh tiểu đường phải chủ động duy trì tâm trạng tốt, bởi vì một tâm trí lành mạnh có thể cải thiện hiệu quả kết quả phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
Nếu một người mắc bệnh tiểu đường mang tâm trạng quá căng thẳng, quá áp lực, đời sống tâm lý tình cảm dao động, bi quan, chán nản hoặc có thái độ sống tiêu cực thì đều dẫn đến những hậu quả không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Do đó, nếu là bệnh nhân tiểu đường, bạn cần phải học cách thư giãn và điều hoà cảm xúc, giải phóng áp lực của mình, vượt qua được trạng thái tâm lý bất ổn thì mới có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ổn định.
2. Điều trị bằng vận động
Tập thể dục là một trong những cách điều trị cơ bản nhất dành cho người muốn phòng bệnh tiểu đường hoặc đã có bệnh tiểu đường.
Việc sử dụng liệu pháp tập thể để điều trị bệnh tiểu đường phải dựa trên tình hình thực tế của bệnh nhân, lựa chọn đúng và hợp lý về môn tập và mức độ tập thể dục, thực hiện tuần tự từng bước trong khả năng của mình, quan trọng là thực hiện đều đặn và liên tục.
Cách tập thể dục, cường độ và tần suất cần được xác định dựa theo tình hình thực tế của từng cá nhân. Nếu tập để phòng bệnh thì bạn có thể tập thường xuyên trong khả năng, nhưng khi đã có bệnh tiểu đường thì bạn không nên tập thể dục quá nặng, để tránh nguy cơ rắc rối cho cơ thể người bệnh.
3. Điều trị bằng thuốc
Nếu không may bị chẩn đoán đã mắc bệnh tiểu đường, bạn phải áp dụng phác đồ điều trị bệnh bằng thuốc, tức là sử dụng các tác nhân hạ đường huyết để kích thích sự bài tiết insulin của các tế bào B, có thể làm giảm lượng đường trong máu để điều trị đái tháo đường.
Nói chung, các thuốc điều trị bệnh tiểu đường chủ yếu có tác dụng hạ đường huyết bằng cách ức chế đường ruột, phục hồi glucose và thúc đẩy sự phân hủy glucose trong các tổ chức mô.
Chế độ ăn uống để ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường "3 nên 3 không"
Ở trên chúng ta hiểu được đơn giản một số cách phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường, nhưng chế độ ăn dành cho người bệnh tiểu đường cũng nên chú ý đặc biệt, ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu công thức ăn uống ngắn gọn trong nguyên tắc: 3 thứ nên ăn và 3 thứ nên kiêng/hạn chế.
3 thứ nên ăn
1. Ngũ cốc thô
Nên ăn thêm các loại ngũ cốc thô như kiều mạch, yến mạch, ngô vì những thực phẩm dạng này rất giàu vitamin B, nhiều yếu tố vi lượng và chất xơ thô, sử dụng trong thời gian lâu dài có thể làm giảm lượng đường trong máu, hạ lipid máu.
2. Đậu và các chế phẩm từ đậu
Đây là thực phẩm có nhiều chất đạm, muối vô cơ và vitamin, dầu đậu nành chứa các axit béo chưa bão hòa, có thể làm giảm cholesterol và triglyceride huyết thanh, rất tốt cho người muốn phòng ngừa tiểu đường và bệnh nhân tiểu đường.
3. Rau củ quả
Một số loại trái cây, rau củ tốt cho người tiểu đường gồm mướp đắng (khổ qua), hành tây, nấm, bưởi, bí đỏ… vì chúng giúp làm giảm lượng đường trong máu, đây chính là thực phẩm lý tưởng dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Nếu bạn có thể sử dụng thực phẩm chứa selen nguồn gốc thực vật trong một thời gian dài, hiệu quả của việc giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng sẽ tốt hơn.
3 thứ nên hạn chế
1. Thực phẩm chứa đường
Không nên ăn tất cả các loại đường, mật, nước ngọt từ trái cây, kẹo, trái cây đóng hộp, nước ngọt, nước ép trái cây, kem, bánh ngọt, các loại bánh làm từ đường, ... bởi vì những thực phẩm này có chứa lượng đường cao dẫn đến nguy cơ đường trong máu cao.
2. Thực phẩm chứa chất béo
Không nên ăn những thức ăn chứa cholesterol cao và chất béo từ thực phẩm nguồn gốc động vật, chẳng hạn như não động vật, gan, tim, phổi, cật, lòng đỏ trứng, thịt mỡ, bơ, mỡ động vật… bởi vì những thực phẩm này dễ làm tăng lipid máu, dễ bị xơ vữa động mạch.
3. Rượu
Không nên uống rượu, rượu có thể gây ra hiện tượng lượng đường trong máu thay đổi, uống nhiều rượu khi đói có thể khiến bạn bị hạ đường huyết trầm trọng. Không những thế, say rượu thường có thể che dấu hết những dấu hiệu của việc bị hạ đường huyết, rất khó phát hiện và gây ra nguy hiểm.
Do phải hạn chế đồ ngọt, nên người bị tiểu đường có thể ăn một chút mật ong, mật ong không chứa đường nên có thể dùng để tăng vị ngọt cho món ăn.