5 điều người khôn khéo và thông minh luôn làm để thuyết phục sếp khó tính: Được việc mà không lo bị trù dập
Bạn không cùng quan điểm với sếp về một vấn đề nào đó và cảm thấy đủ mạnh mẽ để nói lên những suy nghĩ và lo lắng của bản thân. Điều đó tốt thôi! Tuy nhiên, lý tưởng nhất là khi bạn thực hiện điều đó mà không bị coi là kẻ kiêu ngạo hay thích thể hiện – điều có thể khiến bạn nhẹ thì bị loại khỏi nhóm, tệ hơn thì khiến bạn mất việc.
Tôi không phủ nhận đây có thể là một vấn đề hóc búa. Để thể hiện sự không tán thành ý kiến của một ai đó, nhất là với cấp trên, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và phải ứng xử thật khéo léo. Khó khăn là vậy nhưng không phải là không thể.
Dưới đây là những kinh nghiệm bạn có thể tham khảo để tranh luận với sếp không bị đánh giá thấp.
1. Lựa chọn thời gian và địa điểm thật cẩn thận
Đôi khi vấn đề không nằm ở điều bạn nói mà vấn đề ở chỗ bạn nói ở đâu và khi nào. Vì vậy, bạn cần phải suy nghĩ thật thấu đáo trước khi quyết định nói chuyện với sếp.
Bạn và mọi người đang dự họp, các nhân viên đang trình bày những ý tưởng và đề xuất với người quản lý? Đây là cơ hội tuyệt vời để lên tiếng một cách thoải mái mà không phải đắn đo. Sếp sẽ không gây sức ép nếu bạn nói lên ý kiến trước tất cả mọi người. Sau cuộc họp, bạn nên hẹn gặp và trò chuyện riêng với sếp.
Lựa chọn địa điểm và thời gian để trình bày ý kiến chỉ chiếm đôi chút thời gian của bạn nhưng có thể đem đến sự khác biệt lớn trong thái độ của sếp đối với việc bạn không đồng tình với các quyết định từ sếp.
2. Khởi đầu tích cực
Nhìn chung, tôi không phải là kiểu người khéo ăn nói, mà hay đi thẳng vào vấn đề. Nhưng khi cần phải nói chuyện với lãnh đạo, những người không hiểu về tính cách bộc trực của bạn thì hãy nên cẩn thận.
Một lưu ý quan trọng là bạn nên nói về điều gì đó tích cực trước khi đi vào trình bày việc bất đồng ý kiến với sếp. Có thể đó là một phần ý tưởng mà bạn thực sự thích hoặc một phần quy trình đang hoạt động khá tốt.
Hãy nói về bất cứ điều gì bạn có thể nghĩ đến, thể hiện rằng bạn không đồng ý với vấn đề nào đó đi kèm với những lời khen ngợi luôn có tác dụng. Chắc hẳn điều đó khiến bạn giống một kẻ xu nịnh nhưng vẫn tốt hơn việc bạn xông vào phòng sếp, chỉ trỏ rồi lớn tiếng: "Đây là ý tưởng ngớ ngẩn nhất mà tôi từng nghe!", Tin tôi đi, điều đó sẽ khiến bạn có kết cục không mấy tốt đẹp.
3. Đặt câu hỏi
Quản lý của bạn là người chịu trách nhiệm, vì vậy, họ thường không mấy thiện cảm nếu bạn hành động như thể bạn là người được đưa ra nhận xét và chỉ tay năm ngón. Vậy làm thế nào để thuyết phục được vị sếp khó tính của bạn? Tham vấn ý kiến của sếp thực sự là một ý kiến hay để tăng tính xây dựng chung cho cuộc thảo luận, hơn là đột ngột đưa ra các đề nghị.
Chẳng hạn, bạn có thể nói đại khái kiểu như: "Tôi thực sự thích ý tưởng của trưởng nhóm về việc tổ chức họp nhóm hàng tuần để mọi người thống nhất phương hướng công việc. Tuy nhiên, tôi thấy nên tổ chức họp vào thứ tư hơn là thứ hai. Trưởng nhóm thấy thế nào?
Cách nói như vậy rõ ràng thể hiện thiện chí muốn tham khảo ý kiến và cũng để đánh giá thái độ của sếp bạn – điều đó cho thấy cuộc trao đổi giữa bạn và sếp bạn không diễn ra quá căng thẳng hay theo hướng một chiều. Việc đặt ra các câu hỏi rất quan trọng, nó khiến cho ý kiến của bạn giống như một gợi ý hoặc đề nghị hơn là một mệnh lệnh bắt buộc. Và dù cách tiếp cận như vậy có vẻ có chút hạ mình, nhưng lại tỏ ra hiệu quả trong ứng xử với những người là cấp trên của bạn.
4. Tập trung vào kết quả
Bất kỳ nhà lãnh đạo có tâm nào cũng coi trọng thành công của tập thể hơn cái tôi của bản thân. Tuy vậy, thật không may, vẫn có những ngoại lệ nên tôi mong bạn không rơi vào trường hợp xấu đó.
Nếu bạn có thể tóm lược đầy đủ các kết quả tích cực trong bài trình bày của mình, bạn đang kéo sếp gần hơn về chiến tuyến của mình. Hãy tận dụng những buổi họp nhóm như tôi vừa đề cập ở trên để tăng thêm sức nặng cho ý kiến của bản thân.
Hãy để ý hiệu quả khác biệt. Cách bạn nói như vậy cho thấy rằng bạn chỉ đang cố gắng đề xuất một thay đổi tích cực vì lợi ích công việc chung và cho đồng nghiệp của bạn, đồng thời không vượt mặt cả về quyền lực lẫn năng lực của sếp.
5. Tôn trọng quyết định cuối cùng
Đến phút chót, sếp của bạn là người đưa ra quyết định. Nếu sếp bạn cân nhắc ý kiến của bạn, không đồng ý, phủ nhận nó và tiếp tục thực hiện theo phương án bạn không đồng ý thì sao?
Câu trả lời là bạn cần phải tôn trọng điều đó.
Tôi biết, bạn luôn muốn giữ vững lập trường và không ngừng nhấn mạnh rằng ý tưởng của bạn mới là tốt nhất. Nhưng nếu sếp nói "làm theo cách của tôi, không thì nghỉ" sẽ không giúp ích được gì cho bạn. Trên thực tế, nó chỉ giúp bạn nhanh ra đường hơn mà thôi. Vì vậy, ngay cả khi mọi thứ không diễn ra theo ý mình, bạn phải biết khi nào cần tôn trọng quyết định của người quản lý, cho qua mọi chuyện và làm tốt việc của mình.
Cảm giác cần lên tiếng và bày tỏ sự không đồng ý với sếp của bạn đủ khiến bạn hoang mang tức thì. Tuy nhiên, thực hiện điều đó không đòi hỏi phải táo bạo và liều lĩnh như bạn nghĩ. Sử dụng những bí quyết trên đây sẽ đảm bảo cho bạn nói lên ý kiến của riêng bạn một cách vừa lịch sự, vừa thuyết phục, và dĩ nhiên không khiến bạn bị mất việc.