Đây là những cách người thông minh đối phó với kẻ xấu tính: Nên nhớ 90% người thành đạt là bậc thầy trong kiềm chế cảm xúc!
Đa phần bạn sẽ dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với những người xấu tính. Nhưng thông qua đó, bạn trở nên chai lì và tìm cách thay đổi để thích ứng, ngay cả khi bạn thất bại.
Khả năng kiềm chế cảm xúc và giữ bình tĩnh dưới áp lực liên quan mật thiết tới hiệu quả công việc của bạn. TalentSmart đã tiến hành nghiên cứu trên 1 triệu người và đưa ra kết quả rằng 90% những người thành đạt đều là những bậc thầy trong việc kiềm chế cảm xúc với những lúc căng thẳng. Một trong những mặt tài năng nhất của họ là đối phó với những người xấu tính. Những người này đều có những chiến lược đối phó hiệu quả để ngăn những người xấu tính gây ảnh hưởng bất lợi tới mình.
Đặt ra giới hạn
Những người hay than phiền và có thái độ tiêu cực đem đến những câu chuyện không mấy tốt đẹp, lí do là bởi họ bế tắc trong việc giải quyết những vấn để của bản thân. Họ muốn kéo người khác vào câu chuyện của riêng mình để tìm kiếm sự an ủi. Dù không thoải mái khi thường xuyên phải lắng nghe những lời than phiền nhưng nhiều người vì không muốn bị coi là mất lịch sự hay vô tâm nên đã tự khiến bản thân mình căng thẳng. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc lắng nghe bằng sự cảm thông với lạc vào ma trận những cảm xúc tiêu cực của người khác thực sự rất mong manh.
Bạn có thể tránh điều này chỉ bằng cách đặt ra giới hạn và giữ khoảng cách cho mình khi cần thiết. Hãy suy nghĩ như thế này: Nếu một người hay phàn nàn đang hút thuốc, liệu bạn có ngồi đó cả buổi chiều hít khói thuốc không? Chắc hẳn là không và bạn nên làm điều tương tự với những người thích than phiền. Một cách hữu hiệu khác để đặt ra giới hạn là hãy hỏi họ rằng liệu họ sẽ khắc phục những vấn đề họ gặp phải như thế nào. Khả năng họ sẽ im lặng, lờ đi hoặc hướng câu chuyện theo một hướng tích cực hơn.
Không để cảm xúc chi phối
Những kẻ xấu khiến bạn phát điên qua cách cư xử vô lối của họ. Bạn nhận ra điều đó nhưng tại sao lại cho phép bản thân đáp lại họ một cách cảm tính (cả tích cực lẫn tiêu cực) và sau đó bị mắc bẫy của họ?
Hãy từ bỏ ý định đánh bại những người như vậy trong trò chơi mà họ làm chủ. Đừng hành động thiên về cảm xúc khi đối đầu với họ. Bạn không nên mắc vào mớ cảm xúc hỗn độn đó mà phải giải quyết sự việc lí trí hơn.
Nâng cao nhận thức
Duy trì tâm lý tốt đòi hỏi khả năng nhận thức. Bạn không thể ngăn ai đó giật dây mình nếu chính bạn không nhận ra khi nào bản thân có khả năng bị như vậy. Đôi khi bạn sẽ thấy mình gặp phải những tình huống mà chỉ bạn mới có thể lựa chọn hướng giải quyết tốt nhất. Điều này tốt cho bạn và do đó đừng ngại dành chút thời gian cho việc này.
Hãy nghĩ thế này - nếu một người tâm thần không ổn định lại gần bạn và nói rằng anh ta là Tổng thống, chắc chắn bạn sẽ không thể làm anh ta hiểu rằng sự thật không phải vậy. Khi bạn thấy mình và đồng nghiệp không cùng quan điểm, đôi khi tốt nhất bạn chỉ nên mỉm cười và gật đầu.
Còn nếu thực sự cần phải rạch ròi đúng sai, bạn nên dành thời gian để chuẩn bị một phương án tốt nhất.
Thiết lập ranh giới
Hầu hết mọi người đánh giá chưa đúng về bản thân. Họ cảm thấy vì họ làm việc hoặc sống cùng ai đó nên không có cách nào để kiểm soát những rắc rối. Điều này không đúng. Một khi bạn biết cách không để cảm xúc chen vào mối quan hệ, bạn sẽ thấy điều này không khó như bạn tưởng.
Việc thiết lập ranh giới giúp bạn suy nghĩ thấu đáo và lí trí hơn về việc bạn chấp nhận hay không chấp nhận những việc người khác làm khiến bạn cảm thấy khó chịu. Chẳng hạn, nếu bạn phải kết hợp với ai đó khi làm việc nhóm thì điều đó không có nghĩa bạn phải trở nên thân thiết với người đó như với những thành viên khác.
Bạn có thể thiết lập ranh giới, nhưng bạn sẽ phải làm điều đó một cách chủ động. Nếu bạn để mọi chuyện diễn ra tự nhiên, khả năng cao bạn sẽ bị kéo vào những tình huống khó xử. Nếu đã thiết lập ranh giới, bạn có thể tự quyết việc bạn đối mặt với một người xấu tính như thế nào. Lời giải duy nhất là giữ vững lập trường, tuân thủ ranh giới bạn đã đặt ra dù người khác cố gắng xâm lấn.
Không "chết trong cuộc chiến"
Người khôn ngoan biết sự quan trọng của việc tồn tại để phục thù, đặc biệt khi đối phương là người cực kỳ xấu tính. Không làm chủ cảm xúc của bản thân sẽ khiến bạn tự đào hố chôn mình và tổn thất nặng nề. Một khi bạn chế ngự cảm xúc bản thân, bạn sẽ khôn ngoan hơn trong việc lựa chọn chiến tuyến và thời điểm tham chiến.
Tập trung vào giải pháp hơn là vấn đề
Vấn đề bạn quan tâm quyết định trạng thái cảm xúc của bạn. Càng ám ảnh về những điều bạn đang phải đối mặt càng khiến bạn căng thẳng và nảy sinh cảm xúc tiêu cực. Ngược lại, khi dồn trí lực để cải thiện tình hình, bạn cảm thấy bớt căng thẳng và suy nghĩ tích cực hơn.
Ý nghĩ của bạn về những người cực kỳ xấu tính sẽ khiến họ chiến thắng và áp đảo bạn. Ngừng suy nghĩ về đối thủ, thay vào đó hãy tập trung suy nghĩ làm thế nào để đối phó với họ. Điều đó sẽ giúp bạn kiểm soát được tình hình, giảm bớt căng thẳng mỗi khi phải tiếp xúc với họ.
Không quên
Những người thông minh thiên về cảm xúc dễ tha thứ lỗi lầm của người khác, nhưng điều đó không có nghĩa là họ mau quên. Tha thứ là khi bạn buông bỏ chuyện đã qua và bước tiếp nhưng tuyệt đối không để người mắc lỗi tái phạm. Những người thông minh không muốn bị sai lầm của người khác cản bước mình, do vậy họ nhanh chóng cho qua và tìm cách tự bảo vệ mình khỏi những nguy hại tiềm tàng sau này.
Tránh độc thoại tiêu cực
Đôi khi bạn mắc kẹt trong những suy nghĩ và hành động tiêu cực của người khác. Việc nghĩ xấu về cách ai đó đối xử với bạn cơ bản không có gì sai trái, nhưng độc thoại khiến bạn càng thêm tiêu cực.
Theo TS. Travis Bradberry, độc thoại tiêu cực là điều không thực tế, không cần thiết và một cách tự đánh bại mình. Nó đẩy bạn vào vòng xoáy cảm xúc theo chiều hướng đi xuống và bạn khó có thể thoát khỏi nó dễ dàng. Do đó, bằng bất cứ giá nào, bạn cần tránh những cuộc độc thoại tiêu cực.
Ngủ đủ giấc và đúng giờ
Khi bạn ngủ, não bạn sẽ được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng để khi tỉnh dậy bạn sẽ thấy tỉnh táo và sảng khoái. Sự tự chủ, tập trung và trí nhớ của bạn sẽ giảm sút khi bạn ngủ không đủ hoặc không đúng cách.
Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn tích cực, sáng tạo, chủ động hơn và lựa chọn chiến lược giao tiếp hiệu quả khi tiếp xúc với những người xấu tính.
Nhờ người khác giúp đỡ
Tự mình giải quyết mọi vấn đề nghe có vẻ khá thuận tai nhưng hầu như là điều không thể. Để đối phó với những người xấu tính, bạn cần nhận ra những điểm yếu trong cách bạn đối mặt với họ. Bạn có thể làm được điều này nếu có sự giúp sức của những người xung quanh, từng người một sẽ cho bạn thêm một góc nhìn. Bạn bè tại nơi làm việc hoặc ở bên ngoài sẽ sẵn sàng cho bạn lời khuyên để giúp bạn vượt qua khó khăn.
Hãy trân trọng những người bạn như vậy và đừng ngại khi bạn cần họ giúp đỡ. Việc tưởng chừng đơn giản như giải thích về những gì bạn đang gặp phải cũng có thể đem đến một góc nhìn và giải pháp mới. Đa số người ngoài cuộc sẽ có cái nhìn thấu đáo và đưa ra giải pháp chính xác hơn người trong cuộc vì họ không bị cảm xúc chi phối.