Hướng dẫn bố mẹ cách luyện cơ cho con để bé cứng cáp và nhanh biết đi
Bước chân đầu tiên của bé con như một lời thông báo rằng con đã tự đứng trên đôi chân của mình. Nhưng để biết đi các con phải rèn luyện kể từ khi còn ẵm ngửa đấy bố mẹ ạ.
Lần đầu làm cha mẹ, bạn hẳn sẽ vô cùng hồi hộp trước mỗi bước ngoặt của bé: khi con lần đầu biết lẫy, lần đầu biết bò, lần đầu chập chững biết đi, lần đầu gọi tên bạn,…
Trong số đó, khoảnh khắc con cất bước đi đầu tiên có lẽ sẽ khiến nhiều cha mẹ reo lên vì hạnh phúc. Nhưng bạn có biết rằng, để đạt tới “cột mốc lừng lẫy” đó, các con đã phải luyện tập kể từ khi sinh ra đấy!
Bạn có nhớ kỷ niệm liên quan tới bước đi đầu tiên của bé con nhà mình không? (Ảnh minh họa).
Luyện tập cơ bắp, phối hợp tập “lật người”
Bé sẽ bắt đầu với những thao tác lật người/lẫy, tới khi bé nhà bạn có thể tự lẫy, các con sẽ vận động để phát triển được cơ bắp, các nhóm cơ ngực, tay, vai và tự đẩy người di chuyển. Không lâu sau đó, sau khi ngồi dậy được, các con sẽ tập thăng bằng tay và đầu gối, sau đó biết bò, hoặc chọn “giải pháp” khác để di chuyển thay vì bò như trườn bằng bụng hoặc trượt bằng mông, đôi khi là lăn khắp nhà.
Bé nhà bạn có thể tập bò, có thể lười biếng chỉ thích lê mông trên sàn hoặc chỉ thích lẫy rồi trườn đi như chiếc thuyền cạn. Mọi cách đều được, miễn là bé đang vận động, đang sử dụng cả chân và tay thì bé vẫn đang rèn luyện cơ bắp và khả năng phối hợp của cơ thể.
Bài tập luyện nhóm cơ tay, vai tốt nhất cho bé chính là lẫy/lật người
Giúp bé luyện cơ thế nào?
Hãy để bé nằm sấp nhiều hơn. Ngay cả từ trước khi bé tập bò, hãy cứ luyện cho bé nằm sấp bằng bụng, động tác này sẽ giúp con phát triển cơ bắp cần thiết khi bò. Có nhiều động tác nằm sấp vui nhộn mà bạn có thể làm với bé tại nhà.
Bạn cũng có thể khuyến khích các con tập bò bằng cách đặt đồ chơi và vật thể bé thích để con tập với. Có đồ chơi trước mắt sẽ giúp các bé thích thú hơn.
Một cách khác giúp các bé luyện kỹ thuật bò là tạo ra các chướng ngại vật như gối, đệm và các đồ vật mềm khác cho bé vượt qua.
Lưu ý: Khi bé nhà bạn bắt đầu di chuyển, con sẽ bắt đầu chui vào tất cả ngóc nghách có thể. Hãy đảm bảo trong nhà không có nguy hiểm cho bé, mọi thứ đồ sắc nhọn hoặc gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ nên được đặt ngoài tầm với của bé.
Các bé con sẽ tự tìm một "giải pháp" cho mình thay vì bò, nên các bố mẹ đừng lo lắng nếu bé có lỡ "lười bò" nhé!
Tập đứng vững và bước đi
Bé của bạn có lẽ dẽ mất 2 tới 3 tháng để đứng vững, để học cách uốn cong đầu gối, chuyển từ thế đứng sang ngồi và ngược lại. Việc này khó hơn bạn nghĩ và đôi khi bạn cần "cứu trợ" nếu bé quá lúng túng.
Nếu bé khóc nhè đừng vội nhấc bé lên và đặt bé ngồi xuống. Hãy ngồi xuống dạy bé cách uốn đầu gối để con từ từ ngồi xuống, sau một vài lần “chỉ tận tay” hãy để con tự tập làm.
Bạn có thể cho bé tập đi trong nhà hoặc ra ngoài trời, miễn là khu vực đó an toàn
Khi con ổn định hơn và bé bắt đầu bước đi - thường là đi bằng cách men theo đồ vật trong nhà. Dần dần bé sẽ ngày càng đi nhanh hơn, cho tới khi bé tự đi được những bước đầu tiên, thường là vào sinh nhật 1 tuổi. Nếu mẹ định cho bé tập đi ở ngoài, đảm bảo là bé có đóng bỉm và mẹ mang theo đủ bỉm dự phòng để “buổi tập” không bị gián đoạn nhé.
Lưu ý: Khi bé bắt đầu tập bước, hãy để bé bám vào đồ đạc (như ghế sofa dài, men theo bờ tường,…) hoặc bám vào người bố/mẹ.
Dù bước chân dầu tiên của con là một cột mốc quan trọng bạn đang mong đợi, bé con vẫn còn phải học hỏi rất nhiều tới khi lĩnh hội đầy đủ “kỹ năng đi bộ”. Khi khả năng thăng bằng của con cải thiện, bé sẽ có thể tự đứng vững, ngồi xổm và chuyển từ ngồi sang đứng một cách dễ dàng.
Các bố mẹ hãy lưu lại những bước chân đầu đời đáng nhớ này của con nhé!
Khi 18 tháng tuổi, bé sẽ rất thích thú với cầu thang. Hãy coi chừng vì các con có thể trèo lên nhanh vù vù nhưng sẽ gặp nguy hiểm khi trở xuống. Đồ đạc trong nhà cũng nghiễm nhiên trở thành chướng ngại vật cho bé leo trèo nên hãy đảm bảo các đầu bàn, ghế đều được mài dũa nhé.
Tới khi bé lên 2, bố mẹ hãy sẵn sàng cho một giai đoạn "bở hơi tai" khi bé bắt đầu tập chạy, nhảy và bày ra đủ thứ trò với đôi chân nhỏ nhắn của mình!