Trung Quốc gọi củ này là thần dược nước Nam quý hiếm, nhưng không phải ai cũng uống được

17:00 - 09/03/2018

Tam thất là một vị thuốc Đông y nổi tiếng quý hiếm, tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, ai là người nên uống và ai là người nên tránh, uống thế nào mới đúng thì không phải ai cũng biết.

Đông y Trung Quốc gọi tam thất là "thần dược nước Nam"

Tam thất có nhiều ở Việt Nam, và là một thảo dược có giá trị cao, nên được người Trung Quốc gọi là "Nam Quốc thần thảo" hay thần dược nước Nam. Tam thất là một vị thuốc Đông y nổi tiếng, có tác dụng hoạt huyết bổ máu.

Trong những năm gần đây, tam thất được tìm kiếm và nhận được những lời tán dương khen ngợi lớn của những người yêu thích chăm sóc sức khỏe theo cách của Đông y.

Tam thất khá cứng, đa số người thích uống tam thất bằng hình thức xay thành bột. Khi sử dụng có tác dụng tan ứ cầm máu.

Trước đây người ta dùng tam thất để hỗ trợ điều trị các bệnh như ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, chảy máu tử cung, chảy máu sau chấn thương, khó chịu ở bụng, sưng đau. Hiện nay, tam thất lại được công nhận là vị thuốc bổ dưỡng, có thể loại bỏ tàn nhan, giảm nếp nhăn, giúp làm đẹp, chăm sóc sức khỏe tim mạch huyết quản.

Dù là vị thuốc tốt, nhưng các chuyên gia Đông y Trung Quốc vẫn khuyên người dân nên cẩn thận khi sử dụng.

 Trung Quốc gọi củ này là thần dược nước Nam quý hiếm, nhưng không phải ai cũng uống được - Ảnh 1.

Những nhóm người nên sử dụng tam thất

1, Bệnh nhân bị bệnh tim mạch

Tam thất có tác dụng phòng ngừa và điều trị đối với bệnh tim mạch và bệnh mạch não. Chống huyết khối, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực.

2, Bệnh nhân huyết áp cao, cholesterol cao và thiếu máu

Tam thất có tác dụng tốt trong việc làm giảm huyết áp, đặc biệt có tác dụng làm giảm đáng kể huyết áp tâm trương, có thể làm rộng mạch máu ở một bộ phận nào đó một cách hiệu quả.

Khi kết hợp tam thất và nhân sâm cũng có thể làm phong tỏa các tế bào, giúp các phân tử canxi hoạt động dễ dàng, thông mạch, lưu trữ phân tử canxi lại trong các tế bào, mang lại hiệu quả thông mạch máu, đồng thời có thể làm tăng tỉ lệ mắc bệnh huyết áp.

3, Các loại bệnh nhân có bệnh về máu (ho ra máu, nôn mửa ra máu, tiểu máu, đi ngoài ra máu, đi tiểu ra máu, ứ máu)

Điều trị ho ra máu thường uống khoảng 2-3 gram bột tam thất, mỗi ngày 2-3 lần.

Điều trị giãn phế quản, bệnh nhân lao phổi dẫn đến ho ra máu và áp xe phổi, uống một lượng thuốc vừa đủ có thể làm cầm máu, giảm ho, long đờm và giảm đau.

4, Người cơ thể yếu ớt, hệ miễn dịch thấp

Tam thất là vị thuốc có thể điều chỉnh cơ thể 2 chiều, giúp cơ thể tăng cường khả năng thích nghi và giúp cơ thể nâng cao khả năng thích nghi hơn trong môi trường sống khó khăn, bất lợi. Đồng thời là vị thuốc có thể điều trị cũng những bồi bổ sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên, an toàn.

Chất đa đường trong tam thất còn là một thành phần polysaccharide có hiệu quả để tăng cường miễn dịch và có thể thúc đẩy chức năng của đại thực bào. Samponin trong tam thất cũng có thể gia tăng tổng số bạch huyết bào trong máu đến một mức độ nhất định, cải thiện kháng thể miễn dịch hài hòa.

 Trung Quốc gọi củ này là thần dược nước Nam quý hiếm, nhưng không phải ai cũng uống được - Ảnh 2.

Những người không nên sử dụng tam thất

1, Cấm sử dụng ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cấm sử dụng bột tam thất. Cũng giống như nhiều loại thuốc tây khác, phụ nữ mang thai không nên tuỳ tiện uống thuốc, kể cả thuốc Đông y.

2, Khi đang có bệnh cảm lạnh

Người bị cảm lạnh, cảm gió không nên uống hoa tam thất. Bởi vì hoa tam thất vốn có tính hơi lạnh, sau khi uống sẽ khiến cho người bệnh trở nên lạnh hơn, bệnh càng them nặng.

Tuy nhiên bột tam thất lại thuộc tính ấm, nên người bệnh này có thể sử dụng. Nhưng đối với người bị cảm nhiệt, lại cần chú ý không nên uống.

3, Không sử dụng tam thất kết hợp với đậu xanh, các loại cá, thực phẩm vị chua và thức ăn lạnh

Bởi vì những thực phẩm này có thể gây ra sự giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng khác của cơ thể một cách đáng kể.

4, Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt không nên sử dụng bột tam thất

Bột tam thất có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, bổ máu, nếu chị em sử dụng trong thời gian kinh nguyệt, dễ dẫn đến chảy máu quá nhiều. Nhưng đối với những người kinh nguyệt không đều và ứ kinh, tắc kinh, thì lại nên sử dụng một ít bột tam thất để điều hoà kinh nguyệt, làm thông kinh.

5, Người bị dị ứng với tam thất

Trước khi muốn sử dụng bột tam thất, bạn nên hiểu đặc điểm của cơ thể mình, liệu có bị mẫn cảm, dị ứng hay không. Một khi có dấu hiệu dị ứng hoặc phản ứng lạ sau khi uống thuốc thì lập tức phải dừng uống.

Tuy nhiên, số người có triệu chứng dị ứng với tam thất không nhiều, vì thế bạn không nên quá lo lắng.

 Trung Quốc gọi củ này là thần dược nước Nam quý hiếm, nhưng không phải ai cũng uống được - Ảnh 3.

Bác sĩ lưu ý: Không nên ăn tam thất trong thời gian dài

Các bác sĩ cho biết, tác dụng chính của bột tam thất là để bổ máu liên quan đến yếu tố tuổi tác của người bệnh. Vì vậy không nên sử dụng lâu dài, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh xuất huyết não có thể dẫn đến nguy cơ xuất huyết não xảy ra.

Ngoài ra, hiện nay nhiều loại thuốc thảo dược vẫn còn tồn dư nhiều chất bảo quản thực vật, thuốc trừ sâu. Vì vậy sử dụng thuốc lâu dài sẽ có những tổn thương cho gan và thận ngoài ý muốn.

 

Đăng ký để nhận thông tin
Bình luận

Tin cùng chuyên mục