Nghe "Happy New Year" là thấy rạo rực Tết nhưng mấy ai biết ca khúc lại mang ý nghĩa đau buồn, suy tư đến thế này

13:00 - 11/02/2018

Đó là một bài hát vô cùng thân quen mà cứ hễ đến dịp năm mới Tết đến, bạn sẽ được nghe giai điệu da diết, trầm buồn của nó vang lên ở khắp mọi phố phường.

Nghe "Happy New Year" là thấy rạo rực Tết nhưng mấy ai biết ca khúc lại mang ý nghĩa đau buồn, suy tư đến thế này

Happy New Year, ca khúc bất hủ của ban nhạc huyền thoại ABBA kể từ khi ra đời vào năm 1980 đã trở thành một bài hát thường được phát vào mỗi dịp đón chào năm mới. Nó đã và đang tiếp tục sức sống mãnh liệt của mình, len lỏi vào lòng người nghe với những cảm xúc bình yên đến lạ.

Nghe Happy New Year là thấy rạo rực Tết nhưng mấy ai biết ca khúc lại mang ý nghĩa đau buồn, suy tư đến thế này - Ảnh 1.

Tại Việt Nam, Happy New Year đã là một ca khúc gần như không thể thay thế được trong suốt bao nhiêu năm qua. Bên cạnh không khí náo nức, vội vã và tấp nập của ngày xuân đang đến, giai điệu da diết, trầm buồn của ca khúc này là thứ đã khắc sâu vào tâm trí của không ít thế hệ người Việt.

Một điều rất kỳ lạ ở ca khúc này đó là cho dù rất nhiều người vẫn ra rả hát theo mỗi khi nghe thấy bài hát cất lên, từ trẻ con cho đến người lớn, nhưng thật sự lại không mấy ai hiểu được ý nghĩa bài hát năm mới ấy vì sao lại buồn bã, bi thương đến thế. Nghe thấy Happy New Year là cảm xúc rạo rực hạnh phúc của Tết lại trào dâng, nhưng Happy New Year có thật sự là happy (vui vẻ) như mọi người đã nghĩ hay không?

Nghe Happy New Year là thấy rạo rực Tết nhưng mấy ai biết ca khúc lại mang ý nghĩa đau buồn, suy tư đến thế này - Ảnh 2.

Để hiểu rõ hơn về điều này, có lẽ chúng ta phải nhìn lại vào bối cảnh trong khoảng thời gian bài hát này được ra đời.

Ca khúc Happy New Year nằm trong album Super Trouper được phát hành vào năm 1980. Tuy nhiên trong bản thảo đầu tiên, nó lại được mang một cái tên khác khá hài hước: Daddy Don’t Get Drunk On Christmas Day (Bố ơi đừng say xỉn trong ngày Giáng sinh). Vào thời điểm đó, các thành viên trong ban nhạc ABBA lại không đánh giá cao lắm về ca khúc này, thậm chí nó còn không được phát hành đĩa đơn mãi cho đến năm 1999.

Sâm-panh đã cạn và pháo hoa đã tàn.

Tôi với bạn nơi đây với nỗi lạc lõng và muộn phiền.

Tiệc đã tàn và bình minh sao ảm đạm quá.

Không giống như ngày hôm qua...

Nghe Happy New Year là thấy rạo rực Tết nhưng mấy ai biết ca khúc lại mang ý nghĩa đau buồn, suy tư đến thế này - Ảnh 3.

Thành lập từ năm 1972, ban nhạc Thụy Điển ABBA gồm có 4 thành viên, cũng là 2 đôi vợ chồng: Björn Ulvaeus và Agnetha Fältskog - Benny Anderson và Anni-Frid Lyngstad. Họ từng là biểu tượng hạnh phúc và thành công của nền âm nhạc vào những năm 70. Trong thời kỳ đỉnh cao, danh tiếng của ABBA đã vươn ra thế giới với hàng loạt ca khúc đình đám và đều có sức sống và sự ảnh hưởng cho đến ngay hôm nay. Chẳng hạn như Mamma mia, Dancing Queen, Money Money Money, The Winner Takes It All…

Đến năm 1979, Bjorn và Agnetha tuyên bố ly hôn. Hai năm sau, Benny và Frida cũng đường ai nấy đi. Các thành viên trong ban nhạc vẫn tiếp tục hoạt động cùng nhau đến năm 1982 và chính thức tan rã.

Có thể nói Happy New Year đã ra đời vào một thời điểm chuyển giao giữa vinh quang và đau thương, là lúc cuộc vui lứa đôi đi đến hồi kết thúc. Cũng chính vì thế, nhiều người cho rằng một phần tâm trạng đau buồn của bài hát này có ảnh hưởng từ cuộc chia ly của Bjorn và Agnetha và cũng là một lời nhắn gửi với ý nghĩa rằng đã đến lúc ban nhạc cần phải tan rã.

Đôi khi tôi thấy một thế giới mới mạnh mẽ đang đến như thế nào.

Và tôi thấy, nó sinh sôi nảy nở trên tro tàn của cuộc đời chúng ta.

Nghe Happy New Year là thấy rạo rực Tết nhưng mấy ai biết ca khúc lại mang ý nghĩa đau buồn, suy tư đến thế này - Ảnh 4.

Bài hát được ra đời vào năm 1980, là giai đoạn mà người dân cả thế giới đang vẫn còn đang phải sống khổ sở vì những hậu quả tàn phá nặng nề của chiến tranh. Giai đoạn thập niên 70, đói khổ, chiến tranh lạnh, chết chóc, những cuộc chạy đua vũ trang và khủng hoảng dầu khí… khiến cho loài người như chìm ngập trong bóng tối. Thập niên 1970 cũng là thời điểm xảy ra cuộc đảo chính đẫm máu của Pinochet, những cuộc diệt chủng kinh hoàng của Suharto ở Đông Timor, Mengistu ở Ethiopia, của Pol Pot ở Campuchia… Đó là khoảng thời gian lầm than và tuyệt vọng khi số lượng đầu đạn hạt nhân trên thế giới đã đủ để hủy diệt vài lần nền văn minh nhân loại.

Bây giờ tôi cảm thấy rằng mọi giấc mơ ta từng có ngày nào đều đã chết.

Chẳng còn gì ngoài xác hoa giấy trên sàn.

Một thập niên vừa chấm dứt, nào ai biết một thập niên tới đây điều gì sẽ đến.

Điều gì đang đợi chúng ta vào cuối năm tám mươi chín…

Giữa khung cảnh loạn lạc, người ta chỉ còn cách dùng lời ca tiếng hát để nuôi dưỡng sự bình yên cho tâm hồn, để tiếp thêm niềm tin rằng rồi ngày mai sẽ khác, rồi ngày mai chúng ta sẽ có hy vọng về những điều tốt đẹp hơn cho thế giới này. Đó cũng chính là tinh thần xuyên suốt trong ca khúc Happy New Year bất hủ của ABBA. Họ truyền tải trong sự đau buồn chính là khát vọng yêu thương và hòa bình cho nhân loại, là ước mơ về một thế giới đại đồng trong tương lai.

Nghe Happy New Year là thấy rạo rực Tết nhưng mấy ai biết ca khúc lại mang ý nghĩa đau buồn, suy tư đến thế này - Ảnh 5.

Chúc mừng năm mới, chúc mừng năm mới.

Cầu chúc cho chúng ta rồi một ngày nào đó sẽ thấy được một thế giới nơi mọi người đều là bạn bè.

Chúc mừng năm mới, chúc mừng năm mới.

Cầu chúc cho chúng ta đều có hy vọng và can đảm để chấp nhận thử thách.

Vì nếu không chúng ta có lẽ nên nằm xuống và chết.

Tôi và bạn.

Mặc dù có rất nhiều ý kiến cho rằng chúng ta nên thôi hát Happy New Year vào mỗi dịp năm mới vì nó quá ảm đạm và đau buồn. Thế nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, giai điệu sâu lắng mang đầy trăn trở của nó gần như đã ăn sâu vào tâm thức của rất nhiều người Việt. Nó luôn gợi cho ta một cảm giác man mác buồn cũng như sự bồi hồi xen lẫn mong đợi trong thời khắc năm hết Tết sang. Nghe Happy New Year là thấy Tết đã cần kề!

 

Đăng ký để nhận thông tin
Bình luận

Tin cùng chuyên mục